Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà còn có tác dụng giúp cơ thể giảm thiểu những nguy cơ bất lợi cho sức khỏe.
1. Quả việt quất
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nghiên cứu cho thấy, quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất, chanh đứng thứ hai, theo sau bởi quả mâm xôi và dâu tây. Màu tím của quả việt quất chứa các sắc tố anthocyanin chứa các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do. Như vậy các gốc tự do có thể gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim… sẽ giảm bớt nếu bạn chú ý bổ sung thực phẩm này.
2. Sữa
Các sản phẩm từ sữa không chỉ là nguồn cung cấp canxi tốt mà còn chứa rất nhiều protein, vitamin (bao gồm vitamin D) và khoáng chất. Những yếu tố này là những yếu tố quan trọng giúp chống lại bệnh loãng xương. Theo nghiên cứu của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ cho thấy lượng hàng ngày của 3 khẩu phần sữa (bao gồm các sản phẩm ít chất béo) giúp cơ thể chịu được áp lực tốt hơn, đồng thời cũng giúp xây dựng xương chắc khỏe hơn.
3. Cá béo
Cá béo (cá hồi, cá ngừ…) có chứa một lượng lớn axit béo omega-3. Axit béo trong cloại cá này có thể giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh như giúp mỡ trong máu , đông máu cũng như bệnh tim.
4. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc có chứa những thành phần dưỡng chất giúp nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh như axit folic, selen và các yếu tố vitamin B. Những khoáng chất này cũng có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc cao nên nếu ăn vào giữa các bữa ăn, bạn sẽ không lo bị đói trước khi đến bữa chính, hơn nữa lại tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, lượng chất xơ được khuyến cáo hàng ngày là 21-38 gram. Tất nhiên, cụ thể về lượng thì cần xem giới tính và độ tuổi của bạn.
5. Khoai lang
Nếu bạn muốn cải thiện chế độ ăn uống của mình thì đừng quên bổ sung khoai lang vào thực đơn nhé. Đây là một loại thực phẩm có vị ngọt, chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, phytochemicals, bao gồm beta-carotene, vitamin C và E, axit folic, canxi, đồng, sắt, và kali. Chất xơ trong khoai có thể thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa, trong khi đó các chất chống oxy hóa lại đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
6. Cà chua
Cà chua chứa nhiều lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Cà chua cũng rất giàu vitamin A và C, kali, và các hóa chất thực vật nên có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng cà chua cho nhiều món ăn, dù ăn sống trực tiếp, nấu chín hay thái lát cà chua cho các món trộn…
7. Các loại đậu
Các loại đậu rất giàu dinh dưỡng cũng như chất phytochemical. Chúng không những không có chất béo mà còn giàu protein chất lượng cao, axit folic, chất xơ, sắt, magiê và một lượng nhỏ canxi. Các loại đậu là nguồn cung cấp protein tốt, nhưng cũng là lựa chọn tốt nhất cho những người ăn chay.
Thường xuyên ăn một số loại đậu cộng thêm kế hoạch chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định, giúp cholesterol trong máu thấp hơn, mức độ chất béo trung tính và ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, do ít calo nên các loại đậu giúp những người muốn giữ eo hay giảm cân kiểm soát trọng lượng hiệu quả.
8. Trứng
Trứng là nguồn dinh dưỡng quý giá với sức khỏe, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn phôtpho, kẽm và kali. Ngoài ra trứng còn chứa nhiều canxi, sunful và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2… Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết: Trong một quả trứng chứa khoảng 240 mg cholesterol và 8% chất béo bão hòa mà cơ thể được phép hấp thụ, cho nên bạn có thể ăn lòng đỏ trứng mỗi tuần.
Lutein, một carotenoid mới được tìm thấy và vitamin A trong trứng rất tốt cho thị lực và giảm các bệnh về mắt do tuổi tác. Chúng còn giúp điều hòa hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa đột biến trong quá trình phát triển phôi. Trứng không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp cho cơ thể gọn gàng hơn nhờ hàm lượng protein cao nhưng lượng chất béo và calo lại rất ít.