Mẹo hay: Chế độ ăn nào để trẻ luôn khỏe mạnh?

Chế độ ăn nào để trẻ luôn khỏe mạnh?

- Trẻ bệnh luôn là mối lo thường xuyên của nhiều bậc cha mẹ. Nếu không được chữa trị dứt và chăm sóc dinh dưỡng tốt, trẻ sẽ có nguy cơ bệnh liên tục, ốm o, suy dinh dưỡng… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh hơn là chữa bệnh cho con mình.

Mưa chưa kịp mát… đã bệnh

Cứ đến mùa mưa thì nỗi lo trẻ bệnh với các bậc cha mẹ lại càng thường xuyên hơn, cũng dễ hiểu bởi  mùa mưa được xem là... mùa của muỗi, virus, vi khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa… Vào mùa này, trẻ dễ mắc các chứng bệnh như như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, phế quản, phổi) và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn). Đây cũng là những bệnh dễ gây tử vong hơn cả. Tính đến hết tháng 9, cả nước đã có 77.869 ca mắc sốt xuất huyết tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều ca rơi vào trẻ em.

Mặt khác, vì cơ thể còn non nớt nên cơ thể trẻ em dễ nhiễm và phản ứng viêm, sốt, ho… nhanh, nặng hơn người lớn, làm cho các em mệt mỏi, bỏ ăn, suy kiệt. Người ta tính được rằng ở trẻ từ 1-2 tuổi, trung bình cứ 4 ngày chơi vui vẻ lại có 1 ngày bệnh sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy... Khi đó, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và biếng ăn nhiều hơn. Chính vì thế, cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn thích hợp để trẻ luôn khỏe mạnh, được nạp đầy đủ năng lượng và không bị thiếu các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Chế độ ăn cho trẻ 'sung sức'

Chế độ ăn nào để trẻ luôn khỏe mạnh?

Dinh dưỡng trong các bữa ăn rất quan trọng để cung cấp đủ dưỡng chất duy trì
sức đề kháng và năng lượng cho trẻ mau lớn...

Từ 1 tuổi, trẻ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn dinh dưỡng bên ngoài. Các bữa ăn rất quan trọng để cung cấp đủ dưỡng chất duy trì sức đề kháng và năng lượng cho trẻ mau lớn, nên cần đảm bảo:

Chế biến thức ăn: bạn nên chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm thực phẩm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ như trứng, thịt bằm, cá bằm, rau… cũng nên xắt nhuyễn.

Ăn đặc: Thức ăn nếu được nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng cung cấp sẽ thấp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu đặc quá vì như thế sẽ khiến trẻ khó ăn.

Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.

Tăng số bữa ăn: Bạn nên cho trẻ ăn 5 - 6 bữa/ngày (thay vì 3 bữa). Chỉ nên cho trẻ ăn thêm vừa sức, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán.

Chọn thức ăn nuôi dưỡng hệ miễn dịch: Biện pháp tối ưu vẫn là bữa ăn đa dạng hợp lý, có đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, chú ý các loại cá, hải sản, thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), trứng, gan, các loại đậu, hạt, ngũ cốc thô, rau quả sậm màu, màu vàng, đỏ là những nguồn cung cấp chất đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Gần đây, người ta cũng nhắc nhiều tới vai trò của Probiotic trong tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp trẻ mau ăn chóng lớn. Cách tốt nhất là bổ sung Probiotic vào thực phẩm, nhất là sữa cho trẻ nếu được bổ sung Probiotic sẽ trở nên lý tưởng.

Mạng Xã Hội
Mạng Xã Hội
Danh mục
Xem nhiều nhất trong tuần