Để kiểm soát tốt glucose máu, giảm thiểu các biến chứng của bệnh, người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
“Để kiểm soát tốt glucose máu, giảm thiểu các biến chứng của bệnh, bà nội bạn cần có một chế độ ăn sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, kiểm soát cân nặng, vận động thể lực thường xuyên, theo dõi diễn biến glucose máu.
Bà nội tôi bị tiểu đường nhưng lại rất thích ăn sinh tố hoa quả. Mong chuyên mục cho biết, người bị tiểu đường ăn nhiều sinh tố hoa quả có nguy hại không? Vì sao? “
Mỹ Nhung (Hải Phòng)
Trả lời:
Tiểu đường là một hội chứng chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường máu, là hậu quả của việc suy giảm bài tiết. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe như các bệnh võng mạc và bệnh thận; tổn thương đáy mắt, đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Ảnh minh hoạ.
Khi bị bệnh tiểu đường, bà bạn có thể ăn hoa quả chín (80-100g/lần x 2–3 lần mỗi ngày) nhưng chỉ nên ăn ở dạng miếng, không nên ăn ở dạng xay sinh tố vì làm cho đường hấp thu nhanh hơn. Tuy nhiên, khi ăn hoa quả, bà nội bạn phải giảm lượng cơm đi.
Để kiểm soát tốt glucose máu, giảm thiểu các biến chứng của bệnh, bà nội bạn cần có một chế độ ăn sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, kiểm soát cân nặng, vận động thể lực thường xuyên, theo dõi diễn biến glucose máu. Các loại hoa quả có chỉ số đường huyết (GI) thấp mà người tiểu đường nên dùng là: Xoài: 54GI, mận: 24GI, chuối: 53GI, táo 52GI, anh đào: 32GI, nho: 43GI, nước táo không đường: 44GI. Các nhóm rau củ có chỉ số đường huyết thấp là: Khoai lang: 54GI, cà rốt: 49GI, khoai sọ: 58GI, củ từ: 51GI, sắn: 50GI.
Ngoài ra, bà bạn không nên ăn nhiều đường ngọt, tinh bột, quả ngọt khô, quả ngọt ngâm đường, mứt hoa quả, các loại nước uống có đường mật, nước uống đóng lon, chai sẵn vì những chất này dễ làm tăng glucose máu., lao phổi, hoại tử chi, tổn thương bàn chân…