Mùa đông đã đến với những ngày lạnh giá và khô hanh, khiến cho cơ thể dễ bị khô môi, ho, viêm mũi, viêm amiđan và viêm họng. Để tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khoẻ, chúng ta cần bồi bổ cơ thể bằng những món ăn và bài thuốc bổ dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp chăm sóc sức khỏe trong mùa đông.
Bài 1: Canh hoa bách hợp, nhân sen, thịt nạc
TÓM TẮT
Hoa bách hợp từ 30 – 100g, nhân hạt sen và thịt nạc cũng từ 30 – 100g. Nấu canh ăn, cứ cách 1 – 2 ngày ăn một lần. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khoẻ.
Bài 2: Nước mã thầy, củ cải đỏ
Dùng củ cải đỏ, mã thầy, hạnh nhân, táo ngọt, mỗi vị 15g và 2 miếng trần bì. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 3 giờ, uống hết nước ăn cái. Bài thuốc này có tác dụng nhuận phế sinh tân, làm đẹp da và giúp giảm khô nẻ môi.
Bài 3: Canh cá chép đậu đỏ
Sử dụng cá chép tươi từ 300g-500g, đậu đỏ hạt nhỏ 100g và thêm một ít gừng và vỏ quýt. Nấu thành canh ăn, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Bài thuốc này khắc phục được căn bệnh suy nhược cơ thể, bí tiểu tiện và nâng cao sức khỏe.
Cháo hành
Bài 4: Cháo gừng hành
Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g và muối ăn 5g. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo. Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Khi cháo chín, cho hành, gừng và muối vào khuấy đều. Cháo gừng hành có tác dụng giải biểu, tốt cho người đau đầu và sợ lạnh không ra mồ hôi.
Bài 5: Canh thịt gà trống
Gà trống khoảng 400-500g, làm sạch và mổ bỏ nội tạng, cho một ít vừng và rượu gạo ninh nhừ thành canh ăn. Ăn lúc còn nóng. Món canh này có tác dụng tráng dương, phù hợp cho người ốm yếu, dương suy và khí nhược.
Bài 6: Bồ câu hầm
Bồ câu ra ràng 1 con, làm sạch và mổ bỏ ruột ngũ tạng. Nhét vào bụng chim các vị thuốc ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ từ 15 – 20g. Cho vào nồi đổ đủ nước ninh nhừ, mỗi tuần ăn 1 đến 2 bữa. Chú ý không nên sử dụng bài thuốc này cho người có tính nhiệt hoặc có các bệnh về thận.
Bồ câu hầm hạt sen
Cần lưu ý khi sử dụng các thức ăn bồi bổ tránh ăn các thức quá ngậy béo để không gây trở ngại chức năng tiêu hóa của tỳ vị và ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc bổ và các thức ăn bổ dưỡng khác. Để sử dụng hiệu quả các món ăn và bài thuốc bổ dưỡng cho cơ thể, nhất là đối với những người có bệnh lý, hãy đến các phòng khám đông y để được các bác sĩ tư vấn và kê đơn phù hợp.
Nguồn: DoiVi.Net