Thường mọi người nghĩ, bé suy dinh dưỡng vì ăn ít hơn so với nhu cầu của mình. Đây là lý do đúng nhưng chưa đủ; vì thực tế, có khá nhiều bé ăn được, ăn nhiều nhưng tăng trưởng chỉ ở mức ‘sàn’, thậm chí là suy dinh dưỡng.
Cơ chế tiêu hóa – hấp thu các chất
TÓM TẮT
Thực chất, ăn chỉ là động tác đưa thức ăn (sữa, bột, cháo) vào hệ tiêu hóa qua đường miệng. Trong hệ tiêu hóa, thức ăn cần được phân chia ra thành các chất dinh dưỡng và những phân tử nhỏ xíu này hấp thu vào máu – trở thành các nguyên liệu “xây dựng” nên cơ thể bé.
Sự tiêu hóa chất đường bắt đầu ở miệng, khi nước bọt trộn lẫn với thức ăn; sau đó tiếp tục ở ruột non với các men tiêu chất bột đường của dịch tụy.
Chất đạm tiêu hóa một phần ở dạ dày nhờ axit, sau đó tiêu hóa ở ruột nhờ men tiêu chất đạm của tụy.
Chất béo phải đến ruột non mới tiêu hóa nhờ mật do gan tiết và men tiêu mỡ do tụy tiết.
Sau khi được tiêu hóa, các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột non vào máu. Ruột già không có men tiêu hóa, nhưng có các vi khuẩn có lợi giúp lên men thức ăn thừa và có thể giúp hấp thu thêm một phần chất dinh dưỡng nữa vào máu.
Như vậy, để thức ăn được tiêu hóa tốt, hệ tiêu hóa của bé cần phải được phát triển đầy đủ, men tiêu hóa dồi dào, ống tiêu hóa phải nguyên vẹn không bệnh tật hay tổn thương.
Nguyên nhân bé tiêu hóa – hấp thu kém
Có nhiều nguyên nhân làm giảm sự tiêu hóa thức ăn, thường gặp nhất là các bệnh cấp tính như viêm hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy cấp… thậm chí cả các rối loạn sinh lý (như mọc răng) hay rối loạn do can thiệp (như chủng ngừa). Những điều này làm giảm tiết men tiêu hóa và giảm co bóp của ống tiêu hóa.
Với các bệnh tại đường tiêu hóa, các ảnh hưởng thường nhiều và kéo dài hơn. Ngoài ra, bất kỳ nguyên nhân nào làm giảm men tiêu hóa, giảm nhu động ruột, phân cứng gây táo bón… đều làm sự tiêu hóa giảm đi, đương nhiên bé sẽ không thể hấp thu chất dinh dưỡng nếu thức ăn hoặc sữa không được tiêu hóa tốt.
Những cách khắc phục
- Cho bé ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi: Không cho bé ăn thức ăn cần phải nhai khi chưa có đủ răng, vì hệ tiêu hóa có thể bị “mệt” và đòi “đình công” – giảm tiết men và giảm cả nhu động ruột.
Nên cho bé ăn thức ăn phù hợp với tuổi.
-
Nuôi dưỡng hệ tiêu hóa bằng các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn để tế bào ruột sinh sản và phát triển (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…).
-
Bổ sung các vi sinh vật có lợi trong lòng ruột (Probiotics): Không chỉ duy trì môi trường bình thường trong lòng ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, mà còn giúp tiêu hóa thức ăn, tăng sức đề kháng và chống táo bón cho bé. Probiotics có thể được bổ sung qua các thực phẩm dinh dưỡng như sữa, sữa chua… Để củng cố và hỗ trợ cho sự phát triển của Probiotics cần có sự hiện diện của Prebiotics (là những chất xơ không tiêu hóa được nhưng lại là thức ăn cho Probiotics sinh trưởng).
-
Không để bé bị táo bón: Táo bón làm ách tắc lưu thông trong lòng ruột, làm các vi sinh vật có hại dễ phát triển hơn và làm ứ đọng các chất bất lợi.
Bé thường táo bón do thiếu chất xơ, chất béo và tập quán cho bé uống nhiều nước làm giảm độ căng của ống tiêu hóa (do nước hấp thu vào máu sau đó bé tiểu ra ngoài) dẫn đến giảm nhu động ruột. Với bé nhất là bé dưới 6 tháng, nhu cầu nước hàng ngày được cung cấp hoàn toàn qua sữa. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho bé vì dễ tiêu hóa và hấp thu. Nếu vì lý do nào đó bé phải uống sữa công thức thay thế thì cần chú ý đến các thành phần giúp hỗ trợ cho sự tiêu hóa và hấp thu của bé như Synbiotics (gồm Probiotics và Prebiotics), acid β-palmitic và α-lactalbumin…
-
Cho ăn hợp lý khi bé bệnh: Không ép bé ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng bé có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho bé ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh.
-
Điều trị bệnh triệt để khi bé mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm phòng (chủng ngừa).
Hãy tham khảo thêm tại DoiVi.Net để tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ tăng cường hấp thu cho bé yêu của bạn. Nhớ chăm sóc bé cẩn thận và tận hưởng những khoảnh khắc đáng yêu bên cạnh bé nhé!