– Bé yêu biếng ăn: Bé ăn rất ít (chỉ ăn 1-2 thìa mỗi bữa); bé ăn được ít món, không chịu thử món mới, bé hay quấy khóc, chỉ ngậm hoặc phun thức ăn mà không chịu nuốt…
Những biểu hiện trên của bé luôn khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng và khổ tâm. Làm sao để con luôn ngon miệng, không biếng ăn, bỏ bữa và cũng “mau ăn” như bé hàng xóm là niềm mong mỏi chung của các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Trẻ biếng ăn – chuyện không hề nhỏ!
Trẻ biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn khiến tâm lý chung của cả gia đình trở nên nặng nề.
Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng: biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, thực tế, hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Biếng ăn ban đầu dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn bè cùng trang lứa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, biếng ăn có thể dẫn tới những biến chứng trong quá trình phát triển của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính.
Việc bé yêu của bạn có một trong những triệu chứng biếng ăn như trên, bố và mẹ cần phải có những động thái kịp thời để ngăn chặn những hậu quả khó lường về sau.
Một số biện pháp khắc phụ tình trạng bé biếng ăn
– Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp lứa tuổi: Cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít, không cho trẻ ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên, xen kẽ thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích, cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai…
– Không nên ép trẻ ăn: Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Tuyệt đối không nên quát mắng, doạ nạt… Tránh có những hành động như đè bé ra đổ thức ăn, đánh cho bé khóc để bé nuốt…, mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại mà bản thân cha mẹ không thể lường trước được.
– Cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, iốt, vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng một lần. Giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng.