Ăn nhiều cam sành giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và tránh nguy cơ mắc cảm cúm.
Chúng ta đều biết cam sành nói riêng và các loại cam nói chung rất giàu vitamin C, vitamin A, canxi, chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam sành vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với bà bầu hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, tăng sức đề kháng và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Ngoài ra chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi,… có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, cam sành còn được cho là loại trái cây an toàn, không chứa thuốc bảo vệ thực vật như những loại trái cây khác. Vì vậy, cam sành luôn được nhiều người lựa chọn đặc biệt là mẹ bầu.
Chúng ta đều biết rằng, tiết trời chuyển mùa từ xuân sang hạ sẽ khiến chị em bầu rất dễ mắc bệnh cảm cúm. Không chỉ có thế, cảm cúm cũng là một trong những chứng bệnh ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vấn đề là mẹ bầu bị cảm cúm trong những tháng đầu sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nên việc phòng bệnh cảm cúm với bà bầu là rất quan trọng.
Cam sành giàu vitamin C, vitamin A, canxi, chất xơ… giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu. (ảnh minh họa)
Lợi ích đặc biệt từ cam sành
Tăng sức đề kháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vào tiết trời chuyển mùa xuân sang hạ, chị em bầu rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của mẹ bầu thường yêu. Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chị em nên uống nước cam sành hàng ngày.
Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu. Nếu ho mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Để giảm bớt những cơn ho các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như ăn vỏ cam nướng, mứt cam gừng…
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Chắc chắn mẹ bầu có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này.
Điều hòa huyết áp
Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.
Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp.
Đẩy nhanh quá trình thụ thai
Axit folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Chất axit folic này lại có trong rất nhiều trong cam nên nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Giải độc, lợi tiểu
Chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Chất xơ có trong cam cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng tốt hơn. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam và nếu uống nước cam thì nên pha loãng với nước.
Cách chọn cam sành ngon
Lựa chọn được cam sành ngon không phải dễ dàng. Các mẹ có thể tham khảo cách chọn cam như sau nhé: Cam sành ngon sẽ có da xù xì nhưng bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam, phía xung quanh cuống, dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Cam chín tự nhiên hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần là cam chín do giấm.
Khi cầm quả trên tay, thấy nhẹ là cam ít nước, xốp, khô. Không nên chọn cam đã rụng cuống vì rất có thể đây là cam bị chín ép, sâu hại, ong chích… Không nên chọn cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì đây là những quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.
Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uốn.
Sử dụng cam sành thế nào?
Bà bầu nên sử dụng cam sành tươi, vắt lấy nước uống và có thể pha đường tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, chứng bệnh tiểu đường thai kỳ rất dễ gặp nên tốt hơn hết các mẹ nên uống nước cam sành nguyên chất, không pha đường. Tốt nhất nên uống nước cam vào lúc không no, không đói, tức sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng. Nếu uống nước cam khi vừa ăn sáng xong sẽ rất dễ bị tức bụng, còn nếu mẹ bầu uống vào buổi tối muộn thì lại dễ bị đi tiểu đêm.
Để chữa ho bằng vỏ cam, các mẹ lưu ý là cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, bạn bóc vỏ ra rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
Nếu mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Lưu ý: Các mẹ nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng dễ pha chế đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.